Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

HƯỚNG NÀO CHO HÀNG THỔ CẨM GẮN KẾT VỚI DU LỊCH

Tấm lót bàn ăn 

 -Đà Lạt không những là nơi làm nhiều người thích đến vui xuân hay những ngày hè nóng bỏng, chính sự mát lạnh của vùng đất này đã giữ chân du khách trong và ngoài nước khá lâu. Vẻ đẹp hoang sơ, bên cạnh những câu chuyện huyền thoại về vùng cao nguyên xưa…về sự tích núi Lang Biang và nghề dệt thổ cẩm của các nhóm dân tộc sống quanh vùng đã thêu dệt thêm sức hấp dẫn trong mắt khách du lịch. Thế nhưng, trong nhiều năm gần đây hàng thổ cẩm của dân tộc K’ho Lâm Đồng nói riêng và các dân tộc khác bắt đầu gặp khó khăn trong khâu tiêu bao sản phẩm. Nguyên nhân là thiếu “môi giới” trong tiêu bao, hầu như thổ cẩm được bà con dân tộc sản xuất ra trong lúc nhàn rỗi theo lối thủ công nên giá thành cao, vì thế mà bà con dân tộc bán được bao nhiêu thì bán, họ cũng không quan tâm nhiều đến nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Bên cạnh đó là thiếu nơi trưng bày sản phẩm nên hầu như khách du lịch tự tìm kiếm, không tập trung tại những điểm dừng chân để trưng bày bán sản phẩm.
Nếu có thì cũng thưa thớt, chính những nguyên nhân vừa nêu đã dẫn đến sản phẩm thổ cẩm dệt thiếu đầu tư nâng cấp cho kịp với xã hội hiện đại. Thiếu cơ hội lao động nên đôi lúc bà con tìm đến với rừng để kiếm sống làm cho nhiều khu rừng ngày cạn kiệt.
Rừng ở tỉnh Lâm Đồng ngày càng cạn kiệt làm ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu, để cải thiện môi trường và tạo điều kiện cho bà con dân tộc có nguồn thu nhập ổn định, ban lãnh đạo vườn Quốc Gia Bidoup - Núi Bà đã tiến hành khai thác tour du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng giúp bà con tham gia hướng dẫn cho khách tham quan rừng để có thu nhập từ du lịch. Bên cạnh đó bà con cũng được tài trợ vốn sản xuất thổ cẩm để bán cho khách du lịch.
Cùng đồng hành với ý tưởng hỗ trợ bà con dân tộc trong việc gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống và bán được sản phẩm, công ty Bity vừa mới thành lập đã tìm cách tiêu bao sản phẩm cho bà con dân tộc làng thổ cẩm ở K’Long huyện Đức Trọng trong thời gian qua. Đây là một tín hiệu vui, giúp bà con dân tộc K’ho ở huyện Đức Trọng không phá rừng làm rẫy mà tập trung sản xuất thổ cẩm và tìm cách tạo ra nhiều mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với người tiêu dùng trong và ngoài nước.


Chia sẻ công việc với chị em phụ nữ ở làng nghề K’Long, chị Ngô Thị Thêm chia sẻ: “Tôi vốn xuất thân từ ngành học du lịch nên mỗi khi du lịch lên lâm Đồng, tôi trăn trở với sản sảm thổ cẩm của bà con dân tộc làm ra nhưng không bán được. Từ đó tôi miệt mài tìm hiểu nguyên nhân và chất lượng sản phẩm. Cuối cùng tôi thấy sản phẩm của bà con dân tộc ở K’Long dệt ra rất đẹp bền, từ đó tôi quyết tâm tiêu bao tòan bộ sản phẩm đạt chất lượng của họ”.
Làng thổ cẩm K’Long ở Đức Trọng được thành lập hơn 4 năm nhưng hầu như sản phẩm của họ làm ra bán không thuận ợi, từ khi công ty đứng ra tiêu bao sản phẩm cho bà con, nơi đó đã duy trì được xưởng dệt, xưởng may…và trở thành một điểm tham quan làng nghề của nhiều khách du lịch gần xa. Để sản phẩm thổ cẩm của bà con dân tộc vươn xa, họ phải vượt qua khó khăn về khung dệt, mẫu mã…thì mới co thể đáp ứng được người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đây cũng chónh là điều mà chị Huỳnh Thị Thêm cùng trăn trở với chúng tôi “Hướng nào cho hàng thổ cẩm gắn kết với du lịch”. Điều này có nghĩa là sản phẩm làm ra phải có dòng chữ hoặc hình ảnh địa phương thì sản phẩm mới bán chạy.

 Hải Đăng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét