Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Các công đoạn dệt thổ cẩm của người K'Ho

Trước đây nguyên liệu chủ yếu là lấy từ tự nhiên như dây leo mọc hoang trên rừng gọi là karsi đối với người Mạ,cây bông trồng trên nương rẫy đối với người KơHo sau đó họ đem cán bông và kéo thành sợi.Cũng như nguyên liệu dùng để nhuộm màu sợi người Mạ và KơHo dùng cây rừng hoặc cây trồng để nhuộm như lá cây dùng để nhuộm màu chàm,vỏ cây dùng để nhuộm màu đỏ,củ cây như nghệ để nhuộm màu vàng…Ngày nay khi nguyên liệu từ tự nhiên dần bị khan hiếm họ dùng các loại nguyên liệu mua trên thị trường như:len,coton,sợi chỉ…để dệt.


1. CHỌN BÔNG.

 -Bông sau khi thu hoạch về thường được phơi từ 2 đến 3 nắng cho khô, sau đó người ta bắt đầu tiến hành chọn bông. Thường người K’ho lựa những bông tốt, hạt chắc và thật trằng, loại bỏ những bông lép hạt, xỉn màu và bị sâu.

2. CÁN BÔNG.



- Bông sau khi được lựa kỹ thường được đem phơi nắng thêm một ngày nữa cho thật khô rồi mới đưa cán. Để cán bông người K’ho dùng một loại dụng cụ gọi là T’rơ ghiết để tách và loại bỏ hạt ra khỏi các quả bông.

 3. BẬT BÔNG. 



-  Sau khi cán nhằm tách hạt ra khỏi bông, người ta cho bông vào nia (đoòng) và dùng một thứ công cụ bằng tre có dây uốn cong như cánh cung gọi là kăm bích để bật vào khối bông làm cho bông xốp tơi và mềm hơn, lọc bỏ những hạt còn sót nếu bông còn vón cục thì tiếp tục đánh, quá trình bật bông phải lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm làm cho bông tơi. Sau đó dùng que làm bằng thân cây đót đặt đè lên và lăn cuộn bông tạo thành nhiều cuộn nhỏ (dài khoảng 20cm) gọi là lâm puôn để chuẩn bị cho công đoạn kéo thành sợi.

 4. KÉO SỢI. 



-  Đây là công đoạn đòi hỏi tỉ mỹ và khá tốn thời gian. Người K’ho thường dùng xa (khưng) để kéo bông thành sợi, khi thao tác người ta dùng tay kéo một đầu chỉ bông của cuộn bông (lâm puôn) cho thành sợi nhỏ rồi nối vào thoi cuốn sợi, dùng xa kéo sợi để xe sợi bông, xa kéo sợi quay đến đâu sợi được xe và cuốn vào rọi xe sợi đến đó. Sợi bông sau khi kéo ra sẽ được quấn vào một que tròn làm lõi tạo thành từng cuộn. Lúc này người ta lại dùng hai công cụ khác là cơn rong cròng brài (2 thanh tre có đục lỗ tròn để gài phần lõi của cuộn sợi vào) và sơr na xa brài (khung quấn sợi) để quấn sợi thành từng lọn dài cho dễ nhuộm.

 5. LUỘC VÀ HỒ SỢI. 



- Ngay sau khi kéo sợi và cuốn thành lọn người ta bắt đầu tiến hành luộc và hồ sợi. Luộc sợi nhằm mục đích làm cho sợi vải bền hơn, sợi vải không bị xù và hơn nữa trong quá trình dệt những sợi vải nhỏ không bị đứt.


6. NHUỘM MÀU. 

 Màu truyền thống trên vải thổ cẩm của người K’ho gồm có 6 màu (không kể màu trắng) sau:

- Màu đỏ.
- Màu xanh đen (ui sa phù).
- Màu vàng (rơ mễt).
- Màu Nâu (brồng).
- Màu cam (pơr hê).
 - Màu xanh dương (rơ nõh cnhó).

Để có được những màu trên người K’ho đã làm như sau:


Hạt cây Ca - ri (cây nho)

- Cách tạo màu đỏ: Muốn có màu đỏ, người K’ho đã dùng loại cây rừng có tên là cây ‘’lốt’’. Sau khi chặt về họ dùng dao cạo lấy phần vỏ cho vào nồi nấu khoảng một giờ đống hồ sẽ cho ra màu. Sau đó vớt hết vỏ rồi cho sợi vào nhứng cho ngấm đều rồi vắt đem phơi, chỉ cần nhuộm một lần là được. Ngoài ra muốn có màu đỏ lợt (nhạt) người ta còn dùng hạt cây nho (cà ri) cho vào chóe ngâm nước 3 - 4 ngày sau đó đem vớt hạt rồi mới nhúng sợi vào, vắt phơi khô. Làm liên tục như vậy ba lần thì màu sẽ bám chắc không phai.

Vỏ cây Lốt

- Cách tạo màu cam: Muốn có màu cam, người K’ho lấy hạt cây nho (cà ri) với củ nghệ (rơ mít) và lá cây vông (ha trơ dãp). Hạt ‘’nho’’ ngâm nước từ 3 – 4 ngày cùng với củ nghệ và lá vông giã nát. Sau đó vớt bỏ xác, cho sợi vào nhuôm vắt phơi khô. Tiếp tục nhúng và phơi khô 3 lần là được.

- Cách tạo màu nâu: Để có màu nâu, người K’ho lấy củ nâu giã ép lấy nước cốt, sau đó cho sợi vào nhuộm một lần và đem phơi khô cho màu bền chắc và không phai.

- Cách tạo màu xanh đen: Màu xanh đen là màu chủ đạo trên vải thổ cẩm của người K’ho nên màu này được tạo khá công phu. Đầu tiên người ta hái lá cây T’rỡm vò nát, bỏ vào chéo ngâm nước khoảng hai ngày hai đêm. thỉnh thoảng cho tay sạch vào đảo lên, sau đó ép vứt hết bã lá chỉ giữ lại phần nước cốt. Lấy vỏ sò, sau khi đã nung cháy thành bột vôi đem trộn với một ít muối, ớt và hạt bầu giã nát, xong bỏ chung tất cả vào nước cốt lá T’rỡm khuấy đều. Để chừng một hai giờ cho lắng thì gạn bỏ phần nước trong ở trên, lấy phần nước cốt đặc ở dưới rót vào ‘’sụt’’ (một loại giỏ nhỏ đan bằng tre hoặc lồ ô) để lắng lấy bột. Bột màu này để phơi chừng một tuần cho khô mới đổ ra gói cất kỷ để dùng dần. Khi dùng mới lấy ra và hòa với nước tro than củ chuối rừng để nhuộm. Muốn cho màu đẹp và bền, người ta ngâm sợi vào một lúc (chứng 5 – 10 phút) rồi nới vắt phơi khô. Làm liên tục như vậy ba lần là được.

Vỏ sò

 - Cách tạo màu vàng: Để có màu vàng, người K’ho dùng củ nghệ rửa sạch và giã nát, ngâm hai ngày hai đêm. Sau đó vớt bỏ xác, cho sợi phơi khô – tiếp tục như vậy hai lần là được. - Cách tạo màu xanh dương: Để tạo màu xanh dương, người ta cũng dùng các nguyên liệu và thực hiện tương tự như cách tạo màu xanh đen, nhưng nguyên liệu ít và pha loãng hơn, đồng thời số lần nhuộm cũng ít hơn, chỉ cần nhúng rồi vắt khô hai lần là đã cho màu như ý.


Nhuộm Màu

0 nhận xét:

Đăng nhận xét